Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Mở đầu một bài Writing task 2 IELTS ấn tượng.

Mỗi bài Writing task 2 của IELTS đầu bao gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài như trong Tiếng Việt. Cũng mang ý nghĩa như Tiếng Việt, phần mở bài của Wriiting task 2 của IELTS cũng như vậy. Nó là phần mở đầu cho một bài viết, phần gây ấn tượng với người đọc – người chấm bài. Một bài viết hay là bài viết gây ấn tượng được với người chấm bài – giám khảo từ những dòng chữ đầu tiên, cũng chính là phần mở đầu của bài viết. Học cách viết một mở bài hay cũng là cách học Writing hiệu quả.  Vậy, làm cách nào để có thể mở đầu một bài viết Writing task 2 trôi chảy, gây ấn tượng mạnh đến người đọc? Hãy để Egroup giúp bạn chinh phục người đọc ngay từ phần mở đầu của bài viết nhé.


Cấu trúc
Đầu tiên, các bạn cần nắm rõ cấu trúc cần có của một đoạn mở đầu của bài Writing task 2. Sau khi bạn rèn luyện thuần thục, phần mở đầu sẽ không còn là một bài toán khó nhằn mà trở nên vô cùng đơn giản, bạn sẽ chỉ cần vài phút để có thể hoàn thành nó. Phần mở đầu của Writing task 2 nên bao gồm 3 câu:
  • Paraphrase question (Câu diễn giải lại): Nhằm diễn giải lại một lần nữa các vấn đề mà đề bài đặt ra cho người viết. Nhưng thay vì lặp lại, bạn nên diễn đạt lại đề bài theo những cách khác nhau như dùng từ đồng nghĩa, dùng cấu trúc câu đảo ngược,...
  • Thesis statement (Câu luận điểm): Đúng như tên gọi của nó, đây chính là câu quan trọng nhất trong phần mở đầu của bài viết. Dựa vào câu này, giám khảo sẽ thấy rõ bạn hiểu đề bài ra sao, sẽ viết tiếp bài luận theo hướng nào. Vì vậy, trong câu này, bạn nên đưa ra những từ khóa quan trọng, không nên viết chung chung và nêu rõ quan điểm của mình, nên bày tỏ quan điểm nhất quán. Tuy nhiên, với những đề bài không yêu cầu nêu quan điểm, bạn có thể bỏ qua câu này.
  • Outline statement (Câu phác ý chính): Câu dùng để cho giám kháo biết bạn sẽ viết gì trong phần thân bài sau khi đã thể hiện quan điểm của mình qua câu luận điểm. Nói cách khác, đây là câu bạn sẽ tóm tắt những gì mà giám khảo sẽ được đọc trong phần thân bài của bạn. Câu này có thể được viết bằng cách mô tả phần thân bài gồm bao nhiêu đoạn và nội dung chính của mỗi đoạn là gì.
Nội dung
Về nội dung của phần mở đầu, các bạn học viên thường mắc một số lỗi cơ bản dễ mất điểm mà không nên có ở phần mở đầu bài viết. Điều đó sẽ gây ấn tượng không tốt đến với vị giám khảo sẽ chấm bài đó. Vì vậy, để cải thiện bài viết của mình, mỗi học viên nên hạn chế tối đa số lỗi mà họ có thể mắc phải trong phần mở đầu bài viết.
  • Lỗi đầu tiên cũng là lỗi ở câu quan trọng nhất: Viết chung chung không về chủ đề chính. Các bạn học viên thường viết loanh quanh chủ đề, không đi vào vấn đề chính là trả lời câu hỏi được đặt ra.
  • Tiếp đến vẫn là lỗi ở câu luận điểm: Không đưa ra được một luận điểm nào. Với sự quan trọng của câu luận điểm đã được nêu ra ở phần cấu trúc, việc bạn không đưa ra được một luận điểm nào trong phần mở đầu chắc chắn sẽ làm bạn mất điểm.
  • Lỗi tiếp theo là lỗi ở câu diễn giải, phác ý chính: Không phác được những gì bạn sẽ viết. Trong vị trí là một vị giám khảo, bạn sẽ không thể biết người bạn đang chấm bài cho sẽ viết gì tiếp sau phần mở đầu. Điều đó chắc chắn sẽ làm bạn mất điểm.
  • Cuối cùng là lỗi về sử dụng từ ngữ: Sử dụng từ ngữ, văn phong ko trang trọng, suồng sã. Vì đây là một kì thi IELTS – một kì thi học thuật, sử dụng những từ ngữ, văn phong suồng sã, lắt léo hay tỏ ra hài hước lại là yếu tố khiến bạn mất điểm. Một bài viết của IELTS tuy có thể “nhàm chán” nhưng lại hữu ích, sẽ mang đến điểm số cao hơn những câu văn hoa mỹ, màu mè.


Với những chia sẻ đó từ Egroup, chúc các bạn sẽ ôn tập hiệu quả, tránh mắc những lỗi sai cơ bản và đạt được thành tích cao trong kì thi IELTS!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét