Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Các Synonyms giúp tăng điểm trong Ielts Writing bạn cần biết

Sử dụng synonyms là một trong những cách giúp bài làm của bạn hay hơn và ghi điểm với giám khảo. Vì vậy, khi bạn học ielts Writing bạn cũng nên học thêm Synonyms để thay cho những từ đơn giản thông thường không được đánh giá cao. Tuy nhiên đây cũng là kỹ năng khó vì bạn phải có một vốn từ vựng lớn và hiểu rõ cách sử dụng chúng. Dưới đây là một số từ mà các bạn có thể tham khảo trong quá trình học ielts Writing:


1. Good - Beneficial
2. Healthy (food) - Nutritious, Wholesome
3. Helpful (ready to give help) - Supportive, Cooperative
4. Ideal - Perfect
5. Important - Major, Significant, Essential, Vital (= very important)
6. Intelligent - Smart, Clever, Bright
7. Interesting - Intriguing, Engaging, Fascinating (= very interesting)
8. Late (person) - Tardy, Behind time
9. Main - Principal, Major
10. Memorable - Unforgetable
11. Modern - Up-to-date, Present-day, Contemporary
12. Negative - Undesirable, Detrimental
13. Old-fashioned - Outdated, Unfashionable, Out-of-style

Trên đây mình chỉ mới liệt kê những từ điểm hình, vẫn còn rất nhiều từ khác nữa mà các bạn cần chú ý trong quá trình học ielts Writing. Các bạn chú ý tìm hiểu rõ nghĩa của từ và cách sử dụng chúng nhé. Chúc các bạn học tốt.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Mở đầu một bài Writing task 2 IELTS ấn tượng.

Mỗi bài Writing task 2 của IELTS đầu bao gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài như trong Tiếng Việt. Cũng mang ý nghĩa như Tiếng Việt, phần mở bài của Wriiting task 2 của IELTS cũng như vậy. Nó là phần mở đầu cho một bài viết, phần gây ấn tượng với người đọc – người chấm bài. Một bài viết hay là bài viết gây ấn tượng được với người chấm bài – giám khảo từ những dòng chữ đầu tiên, cũng chính là phần mở đầu của bài viết. Học cách viết một mở bài hay cũng là cách học Writing hiệu quả.  Vậy, làm cách nào để có thể mở đầu một bài viết Writing task 2 trôi chảy, gây ấn tượng mạnh đến người đọc? Hãy để Egroup giúp bạn chinh phục người đọc ngay từ phần mở đầu của bài viết nhé.


Cấu trúc
Đầu tiên, các bạn cần nắm rõ cấu trúc cần có của một đoạn mở đầu của bài Writing task 2. Sau khi bạn rèn luyện thuần thục, phần mở đầu sẽ không còn là một bài toán khó nhằn mà trở nên vô cùng đơn giản, bạn sẽ chỉ cần vài phút để có thể hoàn thành nó. Phần mở đầu của Writing task 2 nên bao gồm 3 câu:
  • Paraphrase question (Câu diễn giải lại): Nhằm diễn giải lại một lần nữa các vấn đề mà đề bài đặt ra cho người viết. Nhưng thay vì lặp lại, bạn nên diễn đạt lại đề bài theo những cách khác nhau như dùng từ đồng nghĩa, dùng cấu trúc câu đảo ngược,...
  • Thesis statement (Câu luận điểm): Đúng như tên gọi của nó, đây chính là câu quan trọng nhất trong phần mở đầu của bài viết. Dựa vào câu này, giám khảo sẽ thấy rõ bạn hiểu đề bài ra sao, sẽ viết tiếp bài luận theo hướng nào. Vì vậy, trong câu này, bạn nên đưa ra những từ khóa quan trọng, không nên viết chung chung và nêu rõ quan điểm của mình, nên bày tỏ quan điểm nhất quán. Tuy nhiên, với những đề bài không yêu cầu nêu quan điểm, bạn có thể bỏ qua câu này.
  • Outline statement (Câu phác ý chính): Câu dùng để cho giám kháo biết bạn sẽ viết gì trong phần thân bài sau khi đã thể hiện quan điểm của mình qua câu luận điểm. Nói cách khác, đây là câu bạn sẽ tóm tắt những gì mà giám khảo sẽ được đọc trong phần thân bài của bạn. Câu này có thể được viết bằng cách mô tả phần thân bài gồm bao nhiêu đoạn và nội dung chính của mỗi đoạn là gì.
Nội dung
Về nội dung của phần mở đầu, các bạn học viên thường mắc một số lỗi cơ bản dễ mất điểm mà không nên có ở phần mở đầu bài viết. Điều đó sẽ gây ấn tượng không tốt đến với vị giám khảo sẽ chấm bài đó. Vì vậy, để cải thiện bài viết của mình, mỗi học viên nên hạn chế tối đa số lỗi mà họ có thể mắc phải trong phần mở đầu bài viết.
  • Lỗi đầu tiên cũng là lỗi ở câu quan trọng nhất: Viết chung chung không về chủ đề chính. Các bạn học viên thường viết loanh quanh chủ đề, không đi vào vấn đề chính là trả lời câu hỏi được đặt ra.
  • Tiếp đến vẫn là lỗi ở câu luận điểm: Không đưa ra được một luận điểm nào. Với sự quan trọng của câu luận điểm đã được nêu ra ở phần cấu trúc, việc bạn không đưa ra được một luận điểm nào trong phần mở đầu chắc chắn sẽ làm bạn mất điểm.
  • Lỗi tiếp theo là lỗi ở câu diễn giải, phác ý chính: Không phác được những gì bạn sẽ viết. Trong vị trí là một vị giám khảo, bạn sẽ không thể biết người bạn đang chấm bài cho sẽ viết gì tiếp sau phần mở đầu. Điều đó chắc chắn sẽ làm bạn mất điểm.
  • Cuối cùng là lỗi về sử dụng từ ngữ: Sử dụng từ ngữ, văn phong ko trang trọng, suồng sã. Vì đây là một kì thi IELTS – một kì thi học thuật, sử dụng những từ ngữ, văn phong suồng sã, lắt léo hay tỏ ra hài hước lại là yếu tố khiến bạn mất điểm. Một bài viết của IELTS tuy có thể “nhàm chán” nhưng lại hữu ích, sẽ mang đến điểm số cao hơn những câu văn hoa mỹ, màu mè.


Với những chia sẻ đó từ Egroup, chúc các bạn sẽ ôn tập hiệu quả, tránh mắc những lỗi sai cơ bản và đạt được thành tích cao trong kì thi IELTS!

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Cách học IELTS hiệu quả

Rất nhiều bạn học IELTS nhưng luôn cảm thấy không hiệu quả, đặc biệt là về kĩ năng nghe, nói của mình. Hãy để Egroup giúp bạn cải thiện trình độ IELTS của mình qua một số cách học IELTS hiệu quả sau đây

Không sợ hãi
Sợ hãi là một trong những điều tối kị trong việc học IELTS. Bạn sẽ không thể nâng cao kĩ năng Listening và Speaking của mình nếu bạn sợ hãi khi phải nói một vài từ Tiếng Anh hay giao tiếp bằng Tiếng Anh.  Đặc biệt khi có thể giao tiếp cùng với những người nước ngoài hay trao đổi với bạn bè bằng Tiếng Anh sẽ cải thiện rất nhiều kĩ năng Listening và Speaking của bạn, cải thiện phản xạ Tiếng Anh của bạn giúp bạn có thể sử dụng Tiếng Anh một cách thuần thục, tiệm cận với người bản ngữ

Xem phim, xem các bản tin
Xem phim luôn được coi là một trong những cách cải thiện khả năng nghe Tiếng Anh của bạn. Với việc xem những bộ phim nổi tiếng của Hollywood, những bộ series như How I Met Your Mother, Prison Break, The Walking Dead hay Breaking Bad là những nguồn nghe rất tốt cho các bạn. Bên cạnh đó, việc nghe những bản tin của CNN, BBC hay những buổi chia sẻ, hội thảo của TED sẽ giúp bạn nâng cao được vốn từ cũng như kĩ năng nghe học thuật.

Ôn luyện online
Với sự bùng nổ của internet cùng với Google, các bạn có thể dễ dàng tìm được những tài liệu online, những bài thi thử hoặc những đề tài để nâng cao kĩ năng Reading cũng như Writing của mình. Với những đề Reading online, bạn sẽ cải thiện được khả năng đọc hiểu, tóm tắt lại ý chính của bài cũng như quen với từng từ của Tiếng Anh, giúp việc đọc văn bản bằng Tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bằng cách sử dụng Google, bạn cũng có thể tìm được những bài viết sẵn cho các đề IELTS đã từng thi trước đó. Cũng từ những đề thi đó, bạn có thể tập viết để nâng cao kĩ năng Writing. Việc luyện tập Writing cũng như việc luyện tập Speaking, khả năng phản xạ ngôn từ, lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp trong từng bài viết, từng đề tài để từ đó đạt kết quả cao nhất trong kì thi IELTS.

Với những cách học Egroup đã chia sẻ, chúc các bạn ôn tập vui vẻ và thành công trong bài thi IELTS của mình!


Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Cách làm bài Writing task 1 - IELTS (phần 1)

Có rất nhiều bạn cho rằng Writing task 1 - IELTS khá là khó bởi vì yêu cầu của bài thi này là nhận xét một biểu đồ hay bảng số liệu cho sẵn. Để học writing rất hiệu quả, có một điều bạn nên biết đó là phần writing task 1 này có dạng mẫu mà bạn chỉ cần áp dụng theo giống như toán học vậy. Bạn không còn phải lo lắng về vấn đề làm sao để học writing hiệu quả.


Một bài writing task 1 chỉ yêu cầu viết 150 từ tức là khoảng 9-13 câu, vì vậy thời gian dành cho bài thi này chỉ khoảng 20 phút. Các bạn không cần viết quá cầu kì, bạn chỉ cần hoàn thành được nhiệm vụ, trả lời được yêu cầu của đề, các ý mạch lạc, liên kết logic với nhau, sử dụng từ phong phú và đúng cấu trúc ngữ pháp.
Những dạng đề writing task 1 mà thường gặp trong đề thi đó là: table, line graph và bar graph, pie chart, diagram, column graph, process, map, combined charts. Và dàn bài chung cho 1 bài IELTS writing task 1 gồm 3-4 phần chính:
1. Introduction (mở bài)
2. Overview (tổng quan) phần này thì có thể cho vào mở bài
3. Main part 1 (thân bài 1)
4. Main part 2 (thân bài 2)
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách viết phần Introduction một cách chi tiết:
Nội dung của phần mở bài là trả lời câu hỏi: Các bảng biểu trình bày về cái gì. Và điều đầu tiên bạn phải làm là viết lại câu hỏi theo cách khác, dùng ngôn ngữ của bạn, không sao chép toàn bộ chữ và câu từ ở câu hỏi vào bài, chỉ giữ lại ý chính của câu hỏi đó - đó là paraphrase the question.
Dưới đây là một số từ có thể thay thế cho nhau trong IELTS writing task 1 mà bạn có thể lựa chọn.
* Loại biểu đồ (đóng vai trò là chủ ngữ trong câu): The chart, the graph, the table, the statistics
* Động từ chính (chia động từ cho hợp chủ ngữ): Illustrate, provide, present, reveal, demonstrate, compare
* Mệnh đề danh ngữ theo sau đó: The number of...., The proportion of....., Information on......,Data on....,That....
Và cách tìm ra ý để viết vào phần mở bài là bạn hãy chú ý vào những đặc điểm đáng chú ý nhất của biểu đồ, viết tóm tắt lại đặc điểm ấy và không đưa số liệu vào.
Đó là cách viết phần mở bài mà các bạn có thể luyện tập theo, các bạn chú ý theo dõi phần tiếp theo để biết cách viết một bài Writing task 1 hoàn chỉnh cũng như cách học writing hiệu quả nhé.  

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Những điều cần biết về bài thi WRITING IELTS cho người mới bắt đầu

Writing là kỹ năng thi khiến các bạn thí sinh cảm thấy áp lực nhất vì là kỹ năng kiểm tra được hầu hết các kiến thức Tiếng Anh của các bạn.
Để giảm áp lức khi làm bài của các bạn xuống, Egroup xin giới thiệu đến các bạn những thông tin cần thiết của bài thi kỹ năng này.
Hãy chuẩn bị mọi thứ thật tốt để có một bài thi tốt các bạn nhé

Cấu trúc bài thi (60 phút)
Có hai phần thi trong bài thi viết. Bài thi viết nên được viết theo phong cách học thuật, trung lập.
Phần 1: Bạn sẽ được cho một biểu đồ, bảng hoặc sơ đồ và được yêu cầu tóm tắt, báo cáo thông tin chính bằng lời văn của chính mình. Bạn có thể được yêu cầu lựa chọn, so sánh số liệu, mô tả các giai đoạn của một quá trình và mô tả cách hoạt động của một đồ vật.
Phần 2: Bạn sẽ được yêu cầu viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của mình trước một quan điểm, một sự tranh luận hoặc một vấn đề. Phần 2 chiếm gấp đôi số điểm của phần 1. Những vấn đề trong task 2 thường là các mối quan tâm chung, phù hợp và dễ hiểu đối với thí sinh chưa tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học hoặc thí sinh  sinh đang tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp.
Cách đánh giá và các thang điểm của phần Writing tasks 1
Điểm
Sự hoàn thành yêu cầu của đề bài
Sự chặt chẽ và Sự liên kết
Từ vựng
Các cấu trúc ngữ pháp và sự chính xác khi sử dụng
9
-Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề bài
-Trình bày rõ ràng, phát triển đầy đủ quan điểm của mình trong bài viết
-Sử dụng sự gắn kết trong câu một cách khéo léo không lộ liễu
-Quản lý khéo léo nhuần nhuyễn những sự diễn giải trong bài viết
Sử dụng nhiều từ vựng có kiểm soát một cách tự nhiên, tinh tế; lỗi nhỏ hiếm hoi chỉ xảy ra khi bị “nhầm lẫn”
(Sự nhầm lẫn này là sự nhầm lẫn không ảnh hưởng tới nghĩa của cả câu)
Sử dụng nhiều cấu trúc linh hoạt với độ chính xác; lỗi nhỏ hiếm hoi chỉ xảy ra khi bị “nhầm lẫn”
(Sự nhầm lẫn này là sự nhầm lẫn không ảnh hưởng tới nghĩa của câu)
8
-Cố gắng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề bài
-Trình bày, làm nổi bật những nội dung chính, những điểm then chốt trong biểu đồ, bảng, sơ đồ một cách rõ ràng và phù hợp
-Trình bày thông tin và ý kiến một cách logic
-Quản lý những sự gắp kết trong câu tốt
-Các sự diễn giải đầy đủ và thích hợp
-Sử dụng nhiều từ vựng thành thạo và linh hoạt để chuyển tải ý nghĩa chính xác.
-Khéo léo sử dụng các từ vựng không phổ biến nhưng có thể có sự không chính xác thường xuyên xảy ra trong khi chọn từ và các cụm từ
-Có thể có các lỗi hiếm hoi về chính tả và/hoặc những lỗi về cấu trúc từ (ví dụ như từ comfortable có từ trái nghĩa là uncomfortable nhưng học sinh viết nhầm là incomfortable)
-Sử dụng nhiều cấu trúc
-Phần lớn các câu đều không có lỗi
-Chỉ thỉnh thoảng mắc một vài lỗi lặp lại thường xuyên hoặc một vài lỗi sử dụng không phù hợp
(các lỗi lặp lại thường xuyên là các lỗi nhỏ và có tính chất lặp lại thường xuyên như the + N lúc thì số ít lúc lại số nhiều mà không kiểm soát được)
7
-Cố gắng đáp ứng các yêu cầu của đề bài
- Trình bày rõ ràng tổng thể xu hướng, sự khác biệt trong các giai đoạn khác nhau.
- Trình bày rõ ràng, làm nổi bật những nội dung chính, những điểm then chốt trong biểu đồ, bảng, sơ đồ tuy nhiên bài viết này có thể được làm rõ và mở rộng đầy đủ hơn
(ví dụ chỉ nêu là số liệu năm A lớn hơn số liệu năm B là 150 đơn vị chứ ko nêu bật được là số liệu năm A gấp 2,5 lần số liệu năm B)
-Tổ chức hợp lý các thông tin và ý tưởng, có các bước phân tích rõ ràng trong suốt bài viết
-Sử dụng sự liên kết một cách thích hợp mặc dù có thể có một số chỗ thiếu hoặc thừa sự liên kết
(Sự liên kết ở đây có thể là các ý nối, các từ nối hoặc cụm câu nối cung cấp thông tin có chủ đích)
-Sử dụng một phạm vi từ vựng đủ để tạo ra những sự linh hoạt và chính xác trong cách sử dụng từ  
-Sử dụng những từ ngữ ít thông dụng với sự nhận thức về phong cách và cách sắp xếp về thứ tự
-Có thể có những lỗi thường xuyên trong việc chọn từ, chính tả hoặc những lỗi về cấu trúc từ (lỗi cấu trúc từ đã nêu ở bên trên)
-Sử dụng được một số cấu trúc phức tạp
(cấu trúc phức tạp này không nhất thiết phải là cấu trúc câu mà là cấu trúc cụm danh từ hoặc cụm động, ví dụ như cụm Not only But also được đánh giá là một cấu trúc phức tạp dạng này)
-Các câu văn thường thường không có lỗi ngữ pháp
-Có sự kiểm soát ngôn ngữ và dấu câu khá tốt nhưng thỉnh thoảng có thể xay ra một vài lỗi
(dấu câu ở đây không phải chỉ là chấm phẩy, mà còn là dấu câu sở hữu ‘ dâu hỏi, dấu so sánh, và các dấu câu đặc biệt như ! hoặc & hoặc “ “)
6
-Xác định và giải quyết được yêu cầu của đề bài
-Trình bày tổng thể với các thông tin được chọn lọc một cách thích hợp
-Trình bày và nêu bật được các tính năng chính và các đặc điểm then chốt tuy nhiên các chi tiết có thể không thích hợp, không phù hợp hoặc không chính xác
-Sắp xếp thông tin và các ý kiến một cách mạch lạc và có một sự phát triển tổng thể rõ ràng.
(Sự phát triển này có nghĩa là bài viết giải quyết yêu cầu của đề bài theo từng bước, ví dụ đoạn mở bài viết giới thiệu tổng thể, thân bài lần lượt giới thiệu các chi tiết)
-Sự dụng những phương pháp gắn kết hiệu quả tuy nhiện sự gắn kết giữa các câu có thể mắc lỗi hoặc mang tính chất công thức thái quá
(những từ nối như firstly, secondly được đánh giá là cần thiết tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều lần thì sẽ mang tính chất công thức thái quá)
-Thỉnh thoảng có thể sử dụng những dẫn chứng không thích hợp hoặc không rõ ràng
-Sử dụng một phạm vi đầy đủ của từ vựng để viết bài.
-Cố gắng sử dụng những từ vựng không thông dụng nhưng có thể có lỗi không chính xác
-Mắc một vài lỗi chính tả hoặc lỗi về cấu trúc từ, tuy nhiên nó không ảnh hưởng đến việc hiểu bài văn
-Sử dụng kết hợp các cấu trúc câu đơn giản và phức tạp
-Xuất hiện một số lỗi ngữ pháp và dấu câu nhưng không ảnh hưởng tới giao tiếp.
5
-Giải quyết nhiệm vụ của đề bài một cách chung chung; cấu trúc bài làm có thể không phù hợp ở một số chỗ
- Kể lại chi tiết một cách máy móc mà không có cái nhìn tổng thể rõ ràng; không có số liệu để chứng minh cho các mô tả
-Trình bày nhưng không đầy đủ các đặc điểm chính và tính năng then chốt; Có thể có xu hướng tập trung vào chi tiết quá nhiều  
-Trình bày thông tin theo hướng tổng thể tuy nhiên không có sự phát triển tổng thể rõ ràng (như đã nói ở trên)
- Có thể có sự không đầy đủ, không chính xác hoặc sử dụng các công cụ nối một cách quá mức
-Có thể có sự lặp lại do thiếu từ vựng thay thế và thiếu sự tham khảo
-Sử dụng giới hạn rất ít các từ vựng, tuy nhiên điều này là đủ tối thiểu cho việc thực hiện yêu cầu của đề bài
- Có thể mắc các lỗi đáng chú ý trong chính tả hoặc dùng từ và cấu trúc từ mà có thể tạo ra những sự khó hiểu cho người đọc
(ở mức độ này, sự sử dụng từ vựng sai khiến cho người đọc “không hiểu được” ý của ngươi viết)
-Chỉ sử dụng có giới hạn cấu trúc câu
-Có cố gắng sử dụng các cấu trúc phức tạp tuy nhiên nó trở nên kém chính xác và khó hiểu hơn việc sử dụng các câu đơn giản
-Có thể có các lỗi ngữ pháp và dấu câu một cách thường xuyên, các lỗi này tạo ra những sự khó hiểu cho người đọc
4
- Có cố gắng giải quyết các nhiệm vụ của đề bài đưa ra nhưng chưa chỉ ra đầy đủ những đặc điểm chính và tính năng then chốt; cấu trúc của bài làm có thể không phù hợp
- Có thể nhầm lẫn đặc điểm chính với chi tiết; các phần có thể không rõ ràng, không thích hợp, lặp đi lặp lại hoặc không chính xác.
- Có trình bày thông tin và ý kiến cá nhân nhưng không được sắp xếp một cách mạch lạc và không có tiến triển rõ ràng trong các phản ứng. 
- Sử dụng một số phương tiện gắn kết cơ bản nhưng chưa chính xác và lặp lại
- Chỉ sử dụng các từ vựng cơ bản mà có thể bị lặp đi lặp lại hoặc không phù hợp để trả lời yêu cầu của đề bài
- Không có sự kiểm soát các cấu trúc từ hoặc chính tả của từ
- Lỗi của bài viết gây ra sự căng thẳng cho người đọc
-Chỉ sử dụng hiếm hoi các dạng cấu trúc và các mệnh đề phụ
- Một số cấu trúc là chính xác nhưng lỗi xảy ra thường chiếm ưu thế và các dấu câu thường sử dụng sai
3
-Thất bại trong việc đáp ứng yêu cầu của đề bài, có thể thí sinh đã hoàn toàn không hiểu đề bài
- Trình bày các ý kiến hạn chế mà có thể phần lớn không liên quan tới đề bài hoặc lặp đi lặp lại
- Không tổ chức ý kiến một cách logic
- Có thể sử dụng một cách rất hạn chế những phương pháp liên kết trong câu, và những từ đã sử dụng có thể không thể hiện được sự liên kết logic giữa các ý kiến trong câu
- Chỉ có thể sử dụng được một phạm vi rất hạn chế từ ngữ và cách diễn đạt với rất ít khả năng kiểm soát cấu trúc của từ hoặc lỗi chính tả
- Lỗi có thể làm sai lệch các ý kiến của người viết
- Có cố gắng trong việc viết các mẫu câu tuy nhiên các lỗi trong ngữ pháp và dấu câu chiếm ưu thế và làm bóp méo ý nghĩa của câu 
2
Câu trả lời hiếm khi liên quan đến đề bài
Có rất ít sự kiểm soát về tổ chức các thông tin đưa ra
Sử dụng một phạm vi rất hạn chế từ vựng; căn bản không có khả năng kiểm soát cấu trúc từ hoặc lỗi chính tả
Không thể sử dụng các mẫu câu trừ các cụm từ đã học thuộc lòng
1
Câu trả lời hoàn toàn không liên quan tới đề bài
Thất bại trong việc diễn tả bất cứ ý kiến nào
Chỉ có thể sử dụng được các từ riêng lẻ tách biệt
Không thể viết được câu nào hoàn chỉnh
0
-Không tham dự kỳ thi
-Không làm bất cứ điều gì để hoàn thành yêu cầu của đề bài
-Chỉ viết các ý đã học thuộc lòng và không hề có liên quan đến đề bài 
Hệ thống đánh giá điểm writing task 2

Điểm
Sự hoàn thành yêu cầu của đề bài
Sự chặt chẽ và sự liên kết
Từ vựng
Các cấu trúc ngữ pháp và sự chính xác khi sử dụng
9
-Hoàn toàn giải quyết tất cả các yêu cầu của đề bài
-Trình bày ý kiến và phát triển đầy đủ, mở rộng, chứng minh cho ý kiến một cách đầy đủ và chính xác

-Sử dụng sự gắn kết trong câu một cách khéo léo không lộ liễu
-Quản lý khéo léo nhuần nhuyễn những sự diễn giải trong bài văn
Sử dụng nhiều từ vựng có kiểm soát một cách tự nhiên, tinh tế; lỗi nhỏ hiếm hoi chỉ xảy ra khi bị “nhầm lẫn”
(Sự nhầm lẫn này là sự nhầm lẫn không ảnh hưởng tới nghĩa của cả câu)
Sử dụng nhiều cấu trúc linh hoạt với độ chính xác; lỗi nhỏ hiếm hoi chỉ xảy ra khi bị “nhầm lẫn”
(Sự nhầm lẫn này là sự nhầm lẫn không ảnh hưởng tới nghĩa của câu)
8
-Giải quyết có hiệu quả các phần của đề bài
-Trình bày ý kiến, phát triển tốt, mở rộng, chứng minh cho ý kiến
-Trình bày thông tin và ý kiến một cách logic
-Quản lý những sự gắp kết trong câu tốt
-Viết các sự diễn giải đầy đủ và thích hợp
-Sử dụng nhiều từ vựng thành thạo và linh hoạt để chuyển tải ý nghĩa chính xác.
-Khéo léo sử dụng các từ vựng không phổ biến nhưng có thể có sự không chính xác thường xuyên xảy ra trong khi chọn từ và các cụm từ
-Có thể có các lỗi hiếm hoi về chính tả và/hoặc những lỗi về cấu trúc từ (ví dụ như từ comfortable có từ trái nghĩa là uncomfortable nhưng học sinh viết nhầm là incomfortable)
-Sử dụng nhiều cấu trúc
-Phần lớn các câu đều không có lỗi
-Chỉ thỉnh thoảng mắc một vài lỗi lặp lại thường xuyên hoặc một vài lỗi sử dụng không phù hợp
(các lỗi lặp lại thường xuyên là các lỗi nhỏ và có tính chất lặp lại thường xuyên như the + N lúc thì số ít lúc lại số nhiều mà không kiểm soát được)
7
-Hoàn thành tất cả các phần của yêu cầu đề bài
-Trình bày quan điểm một cách rõ ràng thông qua bài viết
-Trình bày, mở rộng và phát triển các ý chính nhưng có xu hướng trở nên hơi quá tổng quát và/hoặc ý kiến chứng minh thiếu tập trung

-Tổ chức hợp lý các thông tin và ý tưởng, có các bước phân tích rõ ràng trong suốt bài viết
-Sử dụng sự liên kết một cách thích hợp mặc dù có thể có một số chỗ thiếu hoặc thừa sự liên kết
(Sự liên kết ở đây có thể là các ý nối, các từ nối hoặc cụm câu nối cung cấp thông tin có chủ đích)
-Trình bày câu topic sentence một cách rõ ràng trong mỗi đoạn văn

-Sử dụng một phạm vi từ vựng đủ để tạo ra những sự linh hoạt và chính xác trong cách sử dụng từ  
-Sử dụng những từ ngữ ít thông dụng với sự nhận thức về phong cách và cách sắp xếp về thứ tự
-Có thể có những lỗi thường xuyên trong việc chọn từ, chính tả hoặc những lỗi về cấu trúc từ (lỗi cấu trúc từ đã nêu ở bên trên)
-Sử dụng được một số cấu trúc phức tạp
(cấu trúc phức tạp này không nhất thiết phải là cấu trúc câu mà là cấu trúc cụm danh từ hoặc cụm động, ví dụ như cụm Not only But also được đánh giá là một cấu trúc phức tạp dạng này)
-Các câu văn thường thường không có lỗi ngữ pháp
-Có sự kiểm soát ngôn ngữ và dấu câu khá tốt nhưng thỉnh thoảng có thể xay ra một vài lỗi
(dấu câu ở đây không phải chỉ là chấm phẩy, mà còn là dấu câu sở hữu ‘ dâu hỏi, dấu so sánh, và các dấu câu đặc biệt như ! hoặc & hoặc “ “)
6
-Hoàn thành tất cả các phần của yêu cầu đề bài mặc dù một vài phần có thể đầy đủ hơn các phần khác
-Trình bày quan điểm có liên quan mặc dù kết luận có thể không rõ ràng hoặc lặp lại
-Trình bày các ý chính có liên quan tuy nhiên có thể phát triển một các đầy đủ hoặc không hoàn toàn rõ ràng

-Sắp xếp thông tin và các ý kiến một cách mạch lạc và có một sự phát triển tổng thể rõ ràng.
(Sự phát triển này có nghĩa là bài viết giải quyết yêu cầu của đề bài theo từng bước, ví dụ đoạn mở bài viết giới thiệu tổng thể, thân bài lần lượt giới thiệu các chi tiết)
-Sự dụng những phương pháp gắn kết hiệu quả tuy nhiện sự gắn kết giữa các câu có thể mắc lỗi hoặc mang tính chất công thức thái quá
(những từ nối như firstly, secondly được đánh giá là cần thiết tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều lần thì sẽ mang tính chất công thức thái quá)
-Thỉnh thoảng có thể sử dụng những dẫn chứng không thích hợp hoặc không rõ ràng
-Có những sự diễn giải không thực sự logic
-Sử dụng một phạm vi đầy đủ của từ vựng để viết bài.
-Cố gắng sử dụng những từ vựng không thông dụng nhưng có thể có lỗi không chính xác
-Mắc một vài lỗi chính tả hoặc lỗi về cấu trúc từ, tuy nhiên nó không ảnh hưởng đến việc hiểu bài văn
-Sử dụng kết hợp các cấu trúc câu đơn giản và phức tạp
-Xuất hiện một số lỗi ngữ pháp và dấu câu nhưng không ảnh hưởng tới giao tiếp.
5
- Chỉ giải quyết một phần đề bài, cấu trúc cso thể không phù hợp ở một vài chỗ
-Trình bày quan điểm tuy nhiên phần phát triển đoạn chưa thực sự rõ ràng và không có kết luận được đưa ra
-Trình bày một số ý kiến nhưng khá hạn chế và không phát triển một cách đầy đủ hoặc có nhiều chi tiết không liên quan đến đề bài

-Trình bày thông tin theo hướng tổng thể tuy nhiên không có sự phát triển tổng thể rõ ràng (như đã nói ở trên)
- Có thể có sự không đầy đủ, không chính xác hoặc sử dụng các công cụ nối một cách quá mức
-Có thể có sự lặp lại do thiếu từ vựng thay thế và thiếu sự tham khảo
-Có thể có những sự diễn giải không đầy đủ

-Sử dụng giới hạn rất ít các từ vựng, tuy nhiên điều này là đủ tối thiểu cho việc thực hiện yêu cầu của đề bài
- Có thể mắc các lỗi đáng chú ý trong chính tả hoặc dùng từ và cấu trúc từ mà có thể tạo ra những sự khó hiểu cho người đọc
(ở mức độ này, sự sử dụng từ vựng sai khiến cho người đọc “không hiểu được” ý của ngươi viết)
-Chỉ sử dụng có giới hạn cấu trúc câu
-Có cố gắng sử dụng các cấu trúc phức tạp tuy nhiên nó trở nên kém chính xác và khó hiểu hơn việc sử dụng các câu đơn giản
-Có thể có các lỗi ngữ pháp và dấu câu một cách thường xuyên, các lỗi này tạo ra những sự khó hiểu cho người đọc
4
-Chỉ hoàn thành đề bài một cách tối thiểu hoặc không trả lời một cách trực tiếp; cấu trúc có thể không phù hợp 
-Trình bày các ý kiến không rõ ràng
-Các ý chính đưa ra khiến người đọc khó khăn trong việc phân biệt hoặc lặp lại hoặc không liên quan đến nhau hoặc không được giải thích rõ

- Có trình bày thông tin và ý kiến cá nhân nhưng không được sắp xếp một cách mạch lạc và không có tiến triển rõ ràng trong các phản ứng. 
- Sử dụng một số phương tiện gắn kết cơ bản nhưng chưa chính xác và lặp lại
-Có thể những sự diễn giải gây nhầm lẫn

- Chỉ sử dụng các từ vựng cơ bản mà có thể bị lặp đi lặp lại hoặc không phù hợp để trả lời yêu cầu của đề bài
- Không có sự kiểm soát các cấu trúc từ hoặc chính tả của từ
- Lỗi của bài viết gây ra sự căng thẳng cho người đọc
-Chỉ sử dụng hiếm hoi các dạng cấu trúc và các mệnh đề phụ
- Một số cấu trúc là chính xác nhưng lỗi xảy ra thường chiếm ưu thế và các dấu câu thường sử dụng sai
3
-Không thực sự hiểu đề một cách đầy đủ
-Không trình bày quan điểm một cách rõ ràng
-Trình bày một vài ý kiến mà không phát triển đầy đủ hoặc không liên quan đến đề bài

- Không tổ chức ý kiến một cách logic
- Có thể sử dụng một cách rất hạn chế những phương pháp liên kết trong câu, và những từ đã sử dụng có thể không thể hiện được sự liên kết logic giữa các ý kiến trong câu
- Chỉ có thể sử dụng được một phạm vi rất hạn chế từ ngữ và cách diễn đạt với rất ít khả năng kiểm soát cấu trúc của từ hoặc lỗi chính tả
- Lỗi có thể làm sai lệch các ý kiến của người viết
- Có cố gắng trong việc viết các mẫu câu tuy nhiên các lỗi trong ngữ pháp và dấu câu chiếm ưu thế và làm bóp méo ý nghĩa của câu 
2
-Không phản hồi lại yêu cầu của đề bài
-Không trình bày quan điểm
-Có thể có cố gắng trình bày một hoặc hai ý kiến nhưng không hề phát triển các ý kiến này

Có rất ít sự kiểm soát về tổ chức các thông tin đưa ra
Sử dụng một phạm vi rất hạn chế từ vựng; căn bản không có khả năng kiểm soát cấu trúc từ hoặc lỗi chính tả
Không thể sử dụng các mẫu câu trừ các cụm từ đã học thuộc lòng
1
Câu trả lời hoàn toàn không liên quan tới đề bài
Thất bại trong việc diễn tả bất cứ ý kiến nào
Chỉ có thể sử dụng được các từ riêng lẻ tách biệt
Không thể viết được câu nào hoàn chỉnh
0
-Không tham dự kỳ thi
-Không làm bất cứ điều gì để hoàn thành yêu cầu của đề bài
-Chỉ viết các ý đã học thuộc lòng và không hề có liên quan đến đề bài